Ôtô Nhập Khẩu Miễn Thuế Tràn Về Ồ Ạt, Xe Lắp Ráp Trong Nước Lép Vé, Khách Hàng Được Lợi Gì?

Khác với tình trạng khan hiếm xe như 6 tháng đầu năm nay, thị trường xe nhập khẩu tại Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, ôtô nhập khẩu về nước ồ ạt trong những tháng gần đây với đa dạng phong phú mẫu mã. Điều này một phần đã gây áp lực cho xe lắp ráp trong nước.

Xe ngoại nhập về ồ ạt

Hiện nay, Ôtô nhập khẩu đang chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam, xe có nguồn gốc chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia – hai quốc gia lắp ráp ôtô chính để xuất khẩu xe trong toàn khu vực ASEAN.

Giải đáp tại vì sao mà xe nhập khẩu lại nhiều từ 2 quốc gia trên lý do là những chiếc xe nhập từ Thái và Indo đều được hưởng thuế 0%. Theo thống kê, mỗi tuần, có đến 90% xe nhập khẩu được cập cảng đến từ hai quốc gia này, số còn lại có xuất xứ từ Nhật Bản, Mỹ, Đức, Mexico hay Trung Quốc.

Mặc dù xe nhập khẩu được hưởng thuế 0% nhưng mức giảm giá chưa như mong đợi. Song, nó bắt đầu gây áp lực lên ôtô trong nước, do tâm lý ưu chuộng hàng ngoại của người Việt, nhiều ” ông lớn” chuyên lắp ráp tại Việt Nam đã phải ” tính kế” khác.

Xe trong nước bất an

Cụ thể, từ tháng 9 năm nay, Toyota đã bước vào thị trường xe nhập vào 3 mẫu hoàn toàn mới là Wigo, Avanza và Rush, cả 3 đều có nguồn gốc từ Indonesia và hưởng thuế nhập khẩu 0%. Trước đó, Toyota Việt Nam chỉ bán chủ yếu là xe lắp ráp như Vios hay Innova, dòng xe nhập khẩu của Toyota chỉ có Fortuner là sản phẩm chủ lực.

Ngoài Toyota, THACO cũng phải “chuyển mình” bằng việc bán Mazda 2 nhập khẩu từ Thái Lan thay vì lắp ráp trong nước. Thậm chí, đến cả Honda cũng phải dấn thân vào cuộc đua xe nhập khẩu. Hãng đã chuyển CR-V từ lắp sang nhập, thêm các mẫu Jazz, HR-V và sắp tới đây hứa hẹn thêm cả Brio, trong khi Civic được bổ sung nhiều phiên bản hơn. Bên cạnh các “ông lớn” kể trên, thời gian vừa qua thị trường Việt Nam còn đón nhận nhiều mẫu xe nhập ASEAN đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như Chevrolet với Trailblazer (Thái Lan), Nissan với Terra (Thái Lan), Mitsubishi có Xpander (Indonesia) hay Suzuki Swift…

Trong khi đó, dự án mở rộng nhà máy của Công ty Hyundai Thành Công hợp tác với Hyundai Motor Hàn Quốc, sản xuất xe du lịch Hyundai, đang được đầu tư mở rộng; cùng với đó, dự án xe ô tô VinFast của tập đoàn VinGroup đã hoàn thành, sẽ là tín hiệu tốt cho việc tăng sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian tới.Nhưng nếu xe nhập khẩu tràn vào với số lượng lớn, giá rẻ thì Doanh Nghiệp ôtô trong nước chắc chắn gặp khó.

Mặc dù đang bị lép vế so với xe nhập khẩu nhưng ngành công nghiệp ô tô trong nước và việc tăng cường tỷ lệ nội địa hoá vẫn được khuyến khích với những chính sách và đề xuất ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện để các nhà sản xuất có động lực lắp ráp xe. Cuộc đua giữa xe nhập và xe lắp ráp sẽ khiến mặt bằng giá xe được hạ thấp và tất nhiên người tiêu dùng Việt sẽ là những người được hưởng lợi từ điều này.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*